CPI LÀ GÌ? Giới thiệu hình thức kiếm tiền từ CPI (Cost Per Install)!

CPI LÀ GÌ ?

CPI LÀ GÌ? Giới thiệu kiếm tiền từ CPI - Cost Per Install




Xin chào bạn! Bạn ắt hẳn đã nghe đến CPI và muốn kiếm tiền từ nó ? Nhưng bạn chưa hiểu rõ về “cách thức hoạt động CPI” như thế nào và kiếm tiền từ CPI như thế nào cho hiệu quả. Hôm nay mình xin giới thiệu ua về CPI trước nhé còn về cách thức giới thiệu để kiếm thật nhiều tiền từ game mình sẽ nói ở các phần sau.

Chiến dịch CPI để các bạn chạy

CPI là gì ?

CPI là hình thức kiếm tiền thông qua việc giới thiệu ứng dụng cho khách hàng cài đặt và nhận tiền từ nhà cung cấp. Thay cho việc nhà cung cấp ra ứng dụng cho điện thoại máy tính để người dùng sử dụng miễn phí (ví dụ ứng dụng chat Zalo, Ứng dụng Line) hay một số game khác nữa … bỏ chi phí quảng cáo trên truyền hình, báo chí, báo mạng, các nhà phân phối … thì nhà phát hành ra sản phẩm sẽ trả tiền trực tiếp cho bạn là người cuối cùng sử dụng ứng dụng đó. CPI có hai loại chiến dịch chủ yếu như sau:

1. CPI Non-incentive (không khuyến khích)

Với CPI này các bạn khi chạy nên nói đúng thực tế trong game, không ép người dùng cài đặt game hay ứng dụng nào đó. Nội dung giới thiệu phải đúng, không đưa link CPI cho bạn bè hoặc người thân cài.
– Lưu ý Đối với CPI Non-incentive: Các đối tác chỉ được quảng cáo trên Web, Wap, Forum, Facebook, SEO, Google Adword … để người dùng thực sự có nhu cầu cài đặt ứng dụng.

Nghiêm cấm mọi hình thức phân phối sau:

– Tự cài, mời bạn bè cài, mượn máy người khác để cài đặt
– Cài đặt tại các cửa hàng di động
– Cài đặt theo hình thức trả thưởng
– Sử dụng máy ảo, thiết bị giả để cài đặt ứng dụng
– Quảng cáo trên các trang có nội dung đồi trụy
– Sử dụng logo, hình ảnh, thương hiệu của ứng dụng khác để quảng cáo cho ứng dụng

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT:

Vi phạm lần 1:
Block link kinh doanh và phạt doanh thu sản phẩm
Vi phạm lần 2:
Block account và phạt toàn bộ doanh thu
Vì vậy các bạn nên tuyệt đối lưu ý với các chiến dịch CPI Non-incentive này. ” Chỉ chấp nhận người dùng cài đặt tự động và chơi game 100%” !

CPI Non-incentive giá cao hơn CPI incentive

Đối với CPI Non-incentive lúc nào cũng được có giá trị cao hơn so với CPI incentive bởi chắc chắn một điều là người cài ứng dụng hoặc game sử dụng lâu dài về sau. Không phải cứ tải về được tiền là xóa luôn nhé. Nhà phát hành đưa ra CPI có giá trị cao như này mà họ không thu về được khoản nào thì chắc chắn họ “phá sản” thôi. Nếu bạn muốn dễ dãi hơn có thể chơi CPI incentive.

2. CPI incentive ( Khuyến khích người dùng cài đặt)

Nói chung đới với những CPI như này có chút dễ dãi hơn nhiều.

Bạn được phép

– Tự cài, mời bạn bè cài, mượn máy người khác để cài đặt
– Cài đặt tại các cửa hàng di động
– Cài đặt theo hình thức trả thưởng

Nghiêm cấm:

– Sử dụng máy ảo, thiết bị giả để cài đặt ứng dụng
– Quảng cáo trên các trang có nội dung đồi trụy
– Sử dụng logo, hình ảnh, thương hiệu của ứng dụng khác để quảng cáo cho ứng dụng

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT:

Vi phạm lần 1: Block link kinh doanh và phạt doanh thu sản phẩm
Vi phạm lần 2: Block account và phạt toàn bộ doanh thu

Giá chia sẻ thấp

Thường thì đối với CPI incentive luôn có giá một nửa CPI non-incentive, ví du CPI incentive có giá 3000 thì đối với CPI non-incentive nó lại được đến 6000- 15000 cơ.

Các hình thức cài đặt

1. Thông qua kho ứng dụng Google Play ( CH play) hay qua apple store iTunes.
Đối với kho ứng dụng CH play chỉ dành riêng cho android apk thôi nhé, Còn iTunes chủ yếu dành cho hệ điều hành IOS ( iPhone, iPad, iPad ..).
2. Link tải cài đặt trực tiếp
Link cài đặt này chủ yếu là dành cho Android có file là APK nhé, còn link cài trực tiếp IOS thì mình chưa thấy.

Kết luận

Nói chung mỗi loại chiến dịch đều có lợi ích, lợi nhuận khác nhau vì thế bạn nên nhắm đến mục tiêu người dùng chất lượng.
Lưu ý:  Mỗi điện thoại chỉ được cài đặt duy nhất 1 lần, lần sau cài không được tính tiền nhé.!
Các bài viết sau mình sẽ hướng dẫn cách chạy CPI để có được nhiều người dùng.

Nguồn: ucnon.com